Niềm tin phải là nền tảng cho doanh nghiệp của bạn – Đây là cách đạt được điều đó
Dưới đây là năm lĩnh vực mà các doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp nên giải quyết và đầu tư nhiều hơn để tạo dựng uy tín. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao niềm tin, lòng trung thành khách hàng và thành công hơn.
Có lẽ bạn đã từng nghe tin đồn về việc Apple muốn đưa một chiếc “Apple Car” ra thị trường. Mặc dù thông tin này chỉ là một giả thuyết nhưng nhiều người tiêu dùng đã rất hào hứng. Họ đã tin vào ý tưởng này chỉ dựa vào giả định rằng nếu logo nổi tiếng của Apple được gắn nhãn hiệu trên ô tô thì chắc chắn sản phẩm đó phải tốt.
Điều gì lại khiến ai đó muốn có một chiếc ô tô được tạo ra bởi một nhà sản xuất nổi tiếng về điện thoại và máy tính xách tay? Câu trả lời chính là sự tin tưởng và điều này này không chỉ xảy ra với Apple.
Khi một doanh nghiệp có được sự tin tưởng của người tiêu dùng, giá trị thị trường của doanh nghiệp đó cũng sẽ tăng lên gấp 4 lần một cách ấn tượng. Niềm tin gồm hai yếu tố: năng lực và ý định. Trong trường hợp của Apple, người tiêu dùng tin rằng thương hiệu này có khả năng cao trong việc tạo ra những chiếc xe an toàn, tiện dụng và tiên tiến về công nghệ. Với sự tin tưởng của người tiêu dùng, bạn có thể phát triển doanh nghiệp của mình ngoài sức tưởng tượng.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 77% số người được hỏi ở Mỹ ngày càng hoài nghi về các thương hiệu. Việc tiếp cận người tiêu dùng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy, làm thế nào để bạn xây dựng niềm tin?
Tại cuộc họp hội đồng quản trị Verbit gần đây, chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin của người tiêu dùng và danh tiếng của chúng tôi với tư cách là một đối tác đáng tin cậy. Dưới đây là năm lĩnh vực chúng tôi đang hướng đến. Các doanh nhân có thể coi chúng là yếu tố tạo nên danh tiếng vì hoàn toàn có thể tin tưởng được để giúp thúc đẩy niềm tin và lòng trung thành của khách hàng.
- Đặt ưu tiên phản hồi của khách hàng
Có tới 98% khách hàng đọc đánh giá trực tuyến. Nếu khách hàng đang đọc các bài đánh giá về doanh nghiệp của bạn trên G2 và những nơi tương tự, bạn không thể bỏ qua việc đó. Bạn phải ưu tiên ý kiến đóng góp của khách hàng và hành động dựa trên ý kiến đó.
Đọc những gì khách hàng của bạn đang nói trực tuyến và trên mạng xã hội. Yêu cầu phòng sản phẩm của doanh nghiệp bạn tiếp cận và phỏng vấn khách hàng. Đưa ra các ưu đãi để nhận được phản hồi có giá trị của họ. Nếu khách hàng biết rằng bạn đang lắng nghe và coi trọng họ, họ sẽ có nhiều khả năng tin tưởng thương hiệu của bạn hơn.
- Đầu tư nhiều vào sản phẩm và bộ phận R&D
Phát triển mạnh một sản phẩm là cách bạn thể hiện năng lực của doanh nghiệp- một trong những yếu tố trụ cột của việc tạo niềm tin. Để nâng cao giá trị sản phẩm của mình, bạn phải đầu tư vào hoạt động R&D. Việc có một đội ngũ đảm nhận vai trò nghiên cứu, kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và hiểu biết về thị trường là điều rất quan trọng.
Các công ty lớn như Amazon và Alphabet hiểu sự cần thiết phải tiếp tục phát triển, đó là lý do tại sao họ đều dẫn đầu về đầu tư vào R&D với chi phí hàng năm lên tới hàng chục tỷ. Trên thực tế, các nghiên cứu dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm về chi tiêu cho kỹ thuật và R&D sẽ là 10% cho đến năm 2026.
Ngoài ra, mặc dù việc nhảy vào thị trường có thể rất hấp dẫn nhưng bạn phải dành thời gian để có được sản phẩm phù hợp. Như Friendster, mạng truyền thông xã hội có trước Facebook nhưng cuối cùng lại quá chậm và không thể mở rộng quy mô đối với người dùng, làm cho cánh cửa cạnh tranh lại rộng mở. Để áp lực từ các thành viên hội đồng quản trị, lợi thế về giá hoặc sự phấn khích tột độ khiến bạn phải tung ra thị trường trước khi sản phẩm đạt được chất lượng mà khách hàng xứng đáng là một công thức dẫn đến thất bại.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng đáng tin cậy
Chatbot có vai trò thu thập thông tin, trả lời các Câu hỏi thường gặp đơn giản hoặc hướng mọi người đến đúng nhóm để được trợ giúp. Tuy nhiên, có tới 72% người cho rằng việc tương tác của họ với chatbot hoàn toàn lãng phí thời gian và 80% cho biết việc tương tác với bot khiến họ cảm thấy thất vọng hơn.
Nếu bạn muốn mọi người tin tưởng vào thương hiệu của mình, bạn sẽ không muốn họ cảm thấy khó chịu khi tương tác với thương hiệu đó. Việc có thể liên hệ với một người hiểu biết trong công ty của bạn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc báo hiệu cho khách hàng rằng bạn đáng tin cậy và muốn họ tương tác với doanh nghiệp của bạn một cách đơn giản và dễ dàng.
Tại Verbit, chúng tôi cung cấp sự hỗ trợ tận tình và chỉ định một chuyên gia ngành dọc cho từng khách hàng. Sự hỗ trợ này mở ra cơ hội nhận được phản hồi nhất quán và khắc phục sự cố nhanh chóng, điều mà khách hàng của chúng tôi đánh giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường vốn tự động hóa mọi tương tác. Kết quả là chúng tôi không chỉ xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng mà còn khám phá ra các ý tưởng về các tính năng và tiện ích bổ sung mới để xây dựng và cung cấp chúng dựa trên phản hồi của họ.
- Hãy minh bạch và thực hiện lời hứa của bạn
Không có cách nào nhanh chóng làm tổn hại niềm tin vào thương hiệu của bạn hơn là khiến khách hàng cảm thấy rằng bạn đã lừa dối họ. Thực sự trung thực với khách hàng là thách thức lớn nhất khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, thừa nhận sai lầm và đưa ra lời nhận lỗi chân thành có thể cải thiện hình ảnh thương hiệu của bạn. Một nghiên cứu cho thấy mọi người đánh giá cao những công ty nhận lỗi về cho các yếu tố nội bộ về lỗi lầm của họ hơn những công ty đổ lỗi cho người khác. Nghiên cứu tiếp theo cho thấy các công ty chịu trách nhiệm về sai lầm của mình cũng hoạt động tốt hơn về mặt tài chính.
Khi nói đến việc quản lý danh tiếng của công ty, việc sẵn sàng nói “Tôi xin lỗi” là một sự mạnh mẽ. Bằng cách chịu trách nhiệm, doanh nghiệp chứng tỏ rằng họ kiểm soát được tình hình và có thể đưa ra các biện pháp khắc phục. Việc áp dụng tâm lý minh bạch này sẽ nâng cao niềm tin vào thương hiệu của bạn, điều này mang lại hiệu suất tổng thể tốt hơn.
- Thể hiện cách thức và lý do bạn quan tâm
Yếu tố thứ hai trong niềm tin là ý định. Người tiêu dùng muốn biết rằng các thương hiệu được dẫn dắt bởi sứ mệnh của doanh nghiệp chứ không chỉ là lấy lợi nhuận làm trung tâm. Khoảng 75% báo cáo rằng người tiêu dùng đã cắt đứt quan hệ với một thương hiệu do xung đột về giá trị.
Dù bạn đang phải xây dựng hoạt động kinh doanh dựa trên các sản phẩm hoạt động tốt — trong trường hợp của chúng tôi là hỗ trợ các doanh nghiệp có được những sáng kiến để tiếp cận — cũng nên nhắm vào vào việc thuê những người không phải chỉ tập trung vào phát triển và bán hàng. Đội ngũ của chúng tôi tại Verbit sống theo giá trị “làm việc tốt” và làm như vậy bằng cách hướng dẫn khách hàng những lời khuyên thiết thực để giúp họ trở nên hòa nhập hơn. Việc cam kết không chỉ là mỗi bán hàng mà còn vì sự thành công của khách hàng, đã cho phép chúng tôi xây dựng niềm tin vào các dịch vụ của mình, đồng thời cũng cho phép chúng tôi xây dựng niềm tin vào các sản phẩm của mình, như là những cá nhân đáng tin cậy, có hiểu biết, có cam kết vì mục tiêu cao cả hơn.
Trong bối cảnh kinh doanh thường đầy hoài nghi ngày nay, việc xây dựng niềm tin có nghĩa là đầu tư vào nghiên cứu thị trường nhiều hơn. Là có nghĩa là chúng ta chú ý đến phản hồi của khách hàng. Là có nghĩa là chúng ta minh bạch và chân thành. Nuôi dưỡng niềm tin là động lực chính trong việc xây dựng lòng trung thành từ khách hàng.
(Nguồn: Entrepreneur)
CC Việt Nam